Chủ xe nên biết khi đi kiểm định xe ôtô

Đi kiểm định xe không đơn giản là đem xe của bạn đến trung tâm đăng kiểm là xong, bạn phải hoàn thiện các thủ tục hồ sơ giấy tờ pháp lý đầy đủ mới được khám xe và cấp đăng kiểm. Bài viết này cung cấp mọi công việc cần phải chuẩn bị để việc đăng kiểm xe thuận lợi và nhanh chóng.
Các nội dung liên quan đến thủ tục kiểm định xe cơ giới (theo Hướng dẫn Thông tư 16/2021/TT-BGTVT Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ)

Địa điểm thực hiện kiểm định

1. Việc lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.

2. Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định. Trường hợp xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền. Đối với xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đường bộ để di chuyển đến đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng không đủ điều kiện đưa xe tới đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh) thì được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.

Lập Hồ sơ phương tiện

Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện). Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:

a) Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;

b) Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);

c) Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.

Hồ sơ kiểm định

Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:

a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;

b) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;

c) Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Thêm trường hợp không phải lập Hồ sơ phương tiện

Các trường hợp sau đây không phải thực hiện thủ tục lập Hồ sơ phương tiện:

  • Xe cơ giới bị cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định do quá hạn giải quyết vi phạm hành chính về giao thông.
  • Xe cơ giới đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ chuyển vùng; xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo; xe cơ giới mới sản xuất lắp ráp đã có Phiếu kiểm tra xuất xưởng; xe cơ giới nhập khẩu đã có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu;

Xe cơ giới xuất khẩu đã có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất lắp ráp (trường hợp không có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất lắp ráp phải có tài liệu của nhà sản xuất) có nhu cầu tham gia giao thông để di chuyển về địa điểm xác định.

- Xe cơ giới có nhu cầu di chuyển để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm trước khi thực hiện chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới.

%tên tệp%

 Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định

Những lỗi mà chủ xe thường mắc phải khi kiểm định

  • Các chi tiết bên trong hệ thống bị lỏng lẽo, rời rạc không đảm bảo chất lượng, sử dụng phanh không phù hợp và không đúng chủng loại, phanh bị cong hoặc biến dạng, hiệu suất hoạt động của hệ thống phanh không được chính xác.
  • Hệ thống phanh bị rò rỉ, chảy dầu, các phanh bị lỏng, bình khí không được đậy kín, đồng hồ báo áp suất không hoạt động.
  • Hiệu suất hoạt động của hệ thống phanh kém, không đảm bảo tiêu chưa, hệ thống phanh được cho là đảm bảo tiêu chuẩn khi tổng lực phanh của các bánh xe không nhiều hơn 50% trọng lượng của cả xe, tổng lực phanh khi đỗ phải lớn hơn 16% trọng lượng của toàn bộ xe.

Kiểm tra và bảo dưỡng xe trước khi đăng kiểm

Tránh mang xe đi đăng kiểm vào khung giờ cao điểm
Đặt lịch trước qua hotline dịch vụ đăng kiểm tại nhà Đà Nẵng 08.99.88.55.79

Dịch vụ đăng kiểm ô tô tại nhà tại sao không?

  • Hiện nay với công việc bận rộng thường ngày mỗi người đều trăm công nghìn việc, trong khi đó thời gian chăm lo cho bả thân, cho gia đình đều thấy thiếu, Chưa kể việc công ty, bạn bè, rồi các mỗi quan hệ … Khiến cho thời gian mỗi người giành cho bản thân đều ít đi.
  • Nếu bạn có một chiếc ô tô thì một năm bạn cần giành cho nó ít nhất vài ngày cho việc chăm sóc, bao gồm các công việc sau
  • Đăng kiểm ô tô theo định kỳ từ 6 tháng đối với xe sản xuất trên 12 năm, và 12 tháng với xe sản xuất 7-12 năm, 18 tháng 1 lần đối với xe sản xuất dưới 7 năm.
  • Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ô tô; Như sơn ô tô, chăm sóc ô tô, rửa xe, bảo dưỡng định kỳ…
  • Như Vậy 1 năm bạn mất khoảng tổng thời gian khoảng 10 ngày cho các loại dịch vụ trên và các loại dịch vụ phát sinh khách chưa nói đến như tại nạn, cứu hộ, hết ác quy cần câu bình ác quy,….
LIÊN HỆ ĐẶT LỊCH ĐI ĐĂNG KIỂM
%tên tệp%


Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Mức phạt lỗi vi phạm giao thông cho xe ôtô

Đăng kiểm Hòa Cầm - Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng 4304D

Dịch vụ kiểm định xe hộ tại nhà Đà Nẵng

Đăng kiểm Hoàng Văn Thái - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng 4301S

Đăng kiểm Hòa Châu - Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng 4302S

Chủ xe cần làm gì trước khi đi đăng kiểm xe ô tô

Thời hạn đăng kiểm xe ô 4 chỗ, 7 chỗ

Phí bảo trì đường bộ xe ôtô